Bỏ túi ngay 10 địa điểm checkin "quên sầu" khi đi du lịch Cao Bằng mới nhất
1. Thác Bản Giốc - Sắc thu theo dòng thác mơ màng chảy khắp núi rừng
Thác Bản Giốc tựa như dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh của núi rừng miền biên giới, khiến bất kỳ du khách nào khi đến đây cũng không khỏi choáng ngợp. (Ảnh Chi Linh)
Là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á với một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, thác Bản Giốc chính là một món quà thiên nhiên vô giá mà bạn nên tận hưởng ngay vào mùa thu này. Vào tháng 9, đến với thác Bản Giốc bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh thác nước cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa tạo ra một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy diệu vợi.
2. Đèo 14 tầng - Đèo nhiều tầng nhất Việt Nam ở xã Xuân Trường - huyện Bảo Lạc
Đèo Mẻ Pía dài 2,5 km lên tới đỉnh người ta đếm được có 14 khúc quanh co nên gọi là dốc 14 tầng. Theo người dân kể, con đèo này có từ thời Pháp, trước kia là đường mòn ngựa thồ rộng khoảng 40 cm, có chỗ hẹp hơn”. Sau khi được làm mới, đường rộng 5 m tính cả lề đường.
Không giống như các đèo khác ở Việt Nam bạn chỉ cần lên tới đỉnh là có thể ngắm lại được toàn cảnh sự kỳ vĩ của nó. Để lên tới điểm ngắm/ chụp toàn cảnh đèo bạn cần phải trekking xuyên rừng men theo sườn núi của con đèo. Được Thổ Địa chỉ dẫn mình tìm đến đỉnh đèo có ngôi nhà bán nước Nông Văn Ngoan. Từ đây, bạn có thể tìm sự chỉ dẫn để lên tới điểm ngắm toàn cảnh. Trước kia thì bà hay trực tiếp dẫn đoàn, gần đây do bà không có người coi quán. Nên bà đã thuê người dân phạt đường mở nối có biển chỉ dẫn rất cụ thể để có thể tự tham quan. Thời gian leo lên điểm ngắm cảnh khoảng 1 tiếng ( cả lên và xuống).
Đèo 14 tầng nằm ở Xuân Trường, Cao Bằng. (Ảnh Trần Sơn)
Đèo Mẻ Pía sở hữu cung đường hiểm trở không kém ở Cao Bằng. Cung đường nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. 14 tầng của con đèo là 14 khúc cua gấp và dựng đứng, hai bên là núi cao trùng điệp. Du khách không nên di chuyển tới đây vào buổi tối bởi dễ xảy ra tai nạn, tầm nhìn hạn chế, khó kiểm soát tình huống liên quan tới tốc độ.
Đèo Mẻ Pia quả thực khúc khuỷu và hiểm trở xứng đáng nhất Đông Bắc. Nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc (Cao Bằng). (Ảnh Thượng Đinh)
3. Tuyệt tình cốc - Núi thủng , Mắt núi thần
Mùa mưa, dãy núi Mắt Thần nổi lên giữa hồ nước trong xanh, đẹp khó tả. Sang mùa khô, nước rút làm lộ ra bãi đất nhấp nhô để khách dạo chơi hoặc cắt rừng, vượt dốc đặt chân tới hang Thủng - công trình thiên tạo độc nhất vô nhị ở Công viên địa chất non nước Cao Bằng. (Ảnh Nguyễn Ngọc Hà)
Tuyệt Tình Cốc (hay còn gọi là Núi Thủng, Thác Nặm Trá) thơ mộng bao la kinh khủng, đường đến đây thực sự là rất dễ đi, có lẽ mình ngồi nhà xem vlog và một số review đường đến đây khá khó khăn nhưng thực sự tại thời điểm này đường đi rất dễ do mới được nâng cấp. Đường đã được trải vào thẳng đến núi thủng 1,6km cuối các b nên đi chậm vì đường nhiều đá dăm, con đường không lớn lắm nhưng mình thấy vẫn ok) ( chỉ cách tp 30km nên đi ghép với thác trong 1 ngày vì cùng đường)
Trên đường đi thác và núi thủng cũng có cả vườn hoa hướng dương bên cạnh đường nhé, vé vào tham quan: 15k/ng. (cách khoảng 35km) (Ảnh Nguyễn Ngọc Hà)
Từ thành phố Cao Bằng đi theo quốc lộ 3 về hướng miền Đông của tỉnh Cao Bằng khoảng 12 km, du khách sẽ đến đèo Mã Phục, một trong những đèo nổi tiếng của Cao Bằng với những cung đường uốn lượn quanh co, hiểm trở, ngoạn mục. Dưới chân đèo là cánh đồng ruộng bậc thang, ngọn núi đá nghiêng độc đáo do kiến tạo địa chất hàng triệu năm. Giữa đèo có điểm dừng chân trong hành trình khám phá Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Đến đỉnh đèo, du khách sẽ rẽ theo hướng tỉnh lộ 205 về hướng huyện Trà Lĩnh, đi khoảng 7 km, rẽ trái vào hồ Thang Hen đến xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tiếp tục rẽ vào con đường mòn dưới chân núi. Từ đây, du khách chỉ có thể đi bộ khoảng 1,5 km là đến núi “Mắt Thần” đầy lãng mạn với lỗ thủng xuyên núi đường kính tới 50m, độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
4. Hồ Thang Hen - xã Quốc Toản - huyện Quảng Hoà
Hồ Thang Hen là địa danh du lịch nổi tiếng có vị trí thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Nơi này có độ cao từ 1.500-1.700 so với mực nước biển và trở thành hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đẹp, cao nhất ở Việt Nam.
Diện tích hồ Thang Hen rộng nhất trong tổng số 36 hồ nước ngọt tại Trà Lĩnh, Cao Bằng. Mặc dù chúng được ngăn cách một cách riêng biệt, song lại thông nhau qua hệ thống hang động bên dưới lòng đất.
Bởi hình dáng hồ giống đuôi con ong nên người dân địa phương đã gọi hồ bằng tên Thang Hen. Khách du lịch thác Bản Giốc lựa chọn Thang Hen làm điểm dừng chân cho hành trình khám phá của mình sẽ bị khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc mê hoặc.
5. Suối Lê Nin trong khu di tích lịch sử Pác Bó
Suối Lê Nin - con suối đẹp “mĩ miều” ở Pác Bó - khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt của nước ta, nằm ở huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Bắc.
Sở dĩ ví Suối Lê Nin Cao Bằng như một Cửu Trại Câu thu nhỏ bởi cảnh sắc nơi đây hiền hòa, bình yên giữa muôn vàn sóng gió thời gian như một nàng thơ "đốn tim" bao người. Và điều đặc biệt nhất của con suối này đó chính là màu nước suối.
Có lẽ không có một mĩ từ nào có thể diễn tả được độ sạch và trong, mát của nó, một dòng nước xanh trong như một tấm gương soi sáng cả một khu rừng. Nhiều du khách khi tới đây đã phải thốt lên rằng họ muốn mang nước ở con suối này để đưa về nhà, muốn tắm bằng nước của con suối này để cho sạch bụi trần, muốn hòa mình vào dòng nước hiền hòa xanh mát này. (Ảnh Thanh Huyền)
Nếu du khách đứng trên bờ và nhìn xuống mặt nước sẽ thấy rất rõ những đàn cá bơi nhẹ nhàng uốn lượn, chúng chông có vẻ thật hài lòng với cuộc sống bình yên của mình, tự do tự tại, không vướng bận sự xoay chuyển của thế giới này. (Ảnh Thanh Huyền)
Ở Suối Lê Nin Cao Bằng, không ai bắt cá bao giờ, ngược lại họ rất nâng niu, chăm sóc những chú cá ở đây bằng cách cho chúng những đồ ăn sạch, ngon, được chúng yêu thích, làm bạn với chúng mỗi khi đến đây chơi.
6. Bức tường đỏ tronng MV “Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau” của Bích Phương - ở huyện Nguyên Bình
7. Phia Đén Phia Oắc đỉnh núi cao 2000m
Trong những cảnh đầu tiên của MV, Bích Phương xuất hiện trong một khu rừng với những bức tường loang lổ, hoang vu xung quanh. Ngay lập tức, các fan đã phát hiện ra nơi đây chính là một địa điểm trong khu du lịch sinh thái rừng Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình.
Nguyên Bình nằm ở phía Tây Cao Bằng, nổi tiếng với những đồi tre xanh ngút ngàn và những làng quê đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Trong đó, rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén đã có tên trong bản đồ du lịch bởi sự hiện hữu của cảnh quan thiên nhiên độc đáo, cùng với khí hậu điển hình mà ít nơi trên lãnh thổ Việt Nam có được.
Nói đến Phia Oắc - Phia Đén là nói đến một vùng "rừng vàng, núi bạc" một vùng đất được ví như kho di sản thiên nhiên độc đáo và giàu có - một báu vật trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, người Pháp đã đến đây khai phá và chọn nơi đây làm chỗ nghỉ mát. Hiện nay vẫn còn lưu giữ một số địa danh như: Khu nghỉ mát cuối tuần ở Tài Soỏng (xã Phan Thanh), khu nhà Đỏ (xã Thành Công) và các khu nhà nghỉ dưỡng cho đội ngũ quan cai trị, các khu biệt thự...
8. View siêu đẹp tại chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc
Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng nguy nga và khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Từ trên chùa có thể nhìn bao quát được toàn bộ Thác Bản Giốc và một vùng không gian rộng lớn phía dưới.
Du lịch Thác Bản Giốc chỉ để ngắm nhìn thác nước hùng vĩ nhất Việt Nam mà không đến chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thì thật phí hoài. Nơi đất biên cương Cao Bằng ngoài Thác Bản Giốc nổi tiếng thì đến ngôi chùa giữa lưng chừng núi này cầu bình an cũng là một hoạt động ưa thích của du khách đi Tour Thác Bản Giốc. (Ảnh Phuong Le)
9. Mùa lúa xanh
Trắng xóa, xanh biếc và vàng tươi là 3 gam màu chủ đạo vẽ lên bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa mơ màng, thơ mộng nơi thác nước đẹp nhất Việt Nam những ngày đầu thu. (Ảnh Thượng Đinh)
Không ồn ào như dưới chân thác đổ, mùa lúa chín trên cánh đồng khu vực Bản Giốc mang lại cảm giác bình yên đến lạ. Dòng sông như dải lụa xanh ngọc, lặng lẽ uốn quanh những thửa ruộng, chảy vào các bản làng. Hai bên bờ sông là thảm lúa xanh, vàng, nâu hài hòa đan xen. Trong hương ngào ngạt của lúa mới, mùi ngai ngái của những bó rạ xếp đầy ruộng, tiếng hát tâm tình của nam nữ người Tày tôn lên nét duyên dáng, hòa hợp của cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người. Vẻ đẹp giản đơn nhưng ấm áp rộn ràng, tràn đầy nhịp thở miền cao ấy khiến người lữ khách nhớ thương và mong mỏi ngày trở lại. (Ảnh Trang Le)
10. Đồi chè Kolia
Nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng về phía Tây khoảng chừng 70 km là khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén (Phia Đén) thuộc huyện Nguyên Bình, một trong những vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng chè. Du khách sẽ bị choáng ngợp trước bức tranh tuyệt đẹp do thiên và bàn tay con người tạo ra cho nơi đây. Không gian được bao trùm bởi màu xanh non tươi mát của cây chè và thảm thực vật của các cánh rừng.
Mùa này là mùa hoa cẩm tú cầu nở nè! Đồi chè khá là mênh mông với nhiều góc checkin rất thú vị! (Ảnh Thu Trà)
Lên Kolia, trải nghiệm khiến du khách thích thú nhất chính là mang trên mình chiếc giỏ đựng chè để hóa thân vào cô gái bản địa bước vào nương chè Phja Đén và thử công việc nhìn có vẻ giản đơn này nhưng lại không dễ một chút nào ấy. (Ảnh Thu Trà)